Hộ kinh doanh được ví như một doanh nghiệp tư nhân siêu nhỏ,
là loại hình kinh doanh phù hợp với những ai có nhu cầu kinh doanh theo quy mô
nhỏ sử dụng dưới 10 lao động. Trong những giai đoạn khó khăn, với tiềm lực tài
chính không lớn; đã khiến nhiều hộ kinh doanh phải giải thể. Vậy những trường hợp
khi nào phải giải thể hộ kinh doanh? Hồ sơ giải thể hộ kinh doanh như thế nào?
Thủ tục ngừng kinh doanh hộ cá thể được thực hiện ra sao?
Qua bài viết này, Khánh An mong rằng có thể đem đến những thông tin cơ bản, chi tiết về Thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, cụ thể như sau:
1.
Căn cứ pháp lý
-
Luật
doanh nghiệp 2020;
-
Nghị
định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
-
Thông
tư 105/2020/TT-BTC về đăng ký thuế
2.
Nội dung tư vấn
2.1.
Những trường hợp thường phải chấm dứt
hoạt động hộ kinh doanh
-
Việc
kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chủ hộ kinh doanh không muốn hoạt động hộ kinh
doanh nữa nên quyết định giải thể.
-
Hộ
kinh doanh sử dụng thường xuyên trên 10 lao động, hoặc hoạt động hiệu quả với
quy mô lớn nên phải chuyển sang hình thức kinh doanh khác.
2.2.
Hồ sơ, thủ tục trình tự chấm dứt hoạt
đông hộ kinh doanh
Theo quy định
tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
-
Khi
chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt
hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
-
Hộ
kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và
nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ
kinh doanh.
Vì vậy, để
chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, Hộ kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục với
cơ quan thuế và UBND cấp quận (huyện) nơi đã đăng ký.
a.
Thủ tục với cơ quan thuế
Để chấm dứt
hoạt động Hộ kinh doanh, trước hết cần phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế hộ
kinh doanh, và hồ sơ bao gồm:
-
Văn
bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo
Thông tư 105/2020/TT-BTC.
-
Bản
gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Sau khi nộp
hồ sơ khóa mã số thuế, cơ quan thuế sẽ chuyển tình trạng mã số thuế sang trạng
thái "NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số
thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh
doanh cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế sau:
-
Nộp
đủ các khoản thuế phát sinh trong thời gian hoạt động tính đến thời điểm giải
thể như thuế môn bài, thuế khoán.
-
Nếu
có sử dụng hóa đơn, phải là thông báo hủy hóa đơn, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến thời điểm giải thể.
b.
Thủ tục với UBND quận (huyện)
Sau khi đã
hoàn tất thủ tục đóng mã số thuế bên cơ quan thuế, và nhận được văn bản xác nhận
hoàn thành nghĩa vụ thuế, hộ kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục tại UBND quân (huyện)
để chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
Hồ sơ bao gồm:
-
Thông
báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
-
Thông
báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế
-
Bản
sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh
doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
-
Bản
gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
UBND quận
(huyện) nơi đã đăng ký xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm
dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Trên đây là bài tư vấn của chúng
tôi về Thủ tục chấm dứt
hoạt động hộ kinh doanh. Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng liên
hệ trực tiếp với Công ty TNHH tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết
và hỗ trợ một cách nhanh gọn, hiệu quả.
UY
TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị
chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi
tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ cho chúng tôi qua
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website
Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn sớm nhất.