Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả và quyền liên quan

Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

Thứ 5, 25/05/23 lúc 15:34.

Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) đều là hai đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019). Tuy nhiên vẫn có nhiều cá nhân hay doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn hoặc chưa hiểu về hai quyền này. Để làm rõ sự khác biệt và tránh nhẫm lẫn giữa hai loại quyền này, Khánh An đưa ra bảng phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả như sau:

1.   Cơ sở pháp lí

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và năm 2019;

- Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan (gọi tắt là Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

2.   Nội dung tư vấn

Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Quyền tác giả

Quyền liên quan

Khái niệm

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

(Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT)

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

(Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT)

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

(Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT)

Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

(Khoản 2 Điều 6 Luật SHTT)

Đặc điểm

- Bảo hộ hình thức sáng tạo;

- Bảo hộ dựa theo cơ chế tự động (không cần phải làm thủ tục đăng ký như các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác);

- Bảo hộ cần mang tính nguyên gốc: tức tự sáng tạo ra chứ không phải tạo nên do sao chép,…

- Đây là quyền phái sinh vì: quyền liên quan được dựa trên quyền gốc đó là quyền tác giả (tạo ra dựa trên tác phẩm đã tồn tại trước đó).

- Bảo hộ mang tính nguyên gốc: tức tự bản thân sáng tạo ra chứ không phải tạo nên do sao chép,…

- Tồn tại song song với quyền tác giả, đảm bảo điều kiện là không gây phương hại đến quyền tác giả.

Đối tượng được bảo hộ

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc;Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

- Tác phẩm phái sinh không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

- Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

(Khoản 1, 2, 3 Điều 14 Luật SHTT)

- Cuộc biểu diễn;Bản ghi âm, ghi hình;

- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

- Đây thực chất được xem là các thức truyền bá tác phẩm đến công chúng.

(Khoản 1, 2, 3 Điều 17 Luật SHTT)

Chủ thể được bảo hộ

- Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm (tác giả). (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

- Chủ sở hữu quyền tác giả. (Điều 36 Luật SHTT)

- Tác giả của tác phẩm phái sinh.

- Diễn viên, nhạc công, vũ công, ca sĩ và những người khác trình bày tác phẩm nghệ thuật, văn học (người biểu diễn), chủ sở hữu cuộc biểu diễn. (Điều 29 Luật SHTT)

- Tổ chức và cá nhân định hình lần đầu hình ảnh, âm thanh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình). (Điều 30 Luật SHTT)

- Tổ chức khởi xướng, thực hiện việc phát sóng (tổ chức phát sóng). (Điều 31 Luật SHTT)

Nội dung bảo hộ

- Quyền nhân thân và quyền tài sản:

- Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc là bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đã được công bố, sử dụng;…

- Quyền tài sản : Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; nhập khẩu, phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,…

(Điều 19, 20 Luật SHTT)

- Quyền tài sản, duy nhất người biểu diễn có quyền nhân thân:

- Quyền nhân thân của người biểu diễn: Được giới thiệu tên khi có biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, phát sóng, ghi hình, cuộc biểu diễn;bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác cắt xén, sửa chữa hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của người biểu diễn.

- Quyền tài sản, gồm có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi hình và ghi âm; sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn,….

(Khoản 2, 3 Điều 29 Luật SHTT)

Điều kiện bảo hộ

- Có tính nguyên gốc;

- Tác phẩm là kết quả sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học;

- Tác phẩm phải được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định;

- Không thuộc các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả (Điều 15 Luật SHTT) (Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

- Có tính nguyên gốc;

- Phải thể hiện có dấu ấn sáng tạo riêng, nỗ lực đóng góp của các chủ thể liên quan và không gây phương hại đến quyền tác giả;

- Chỉ phát sinh đối với các đối tượng được tạo ra lần đầu.


Tham khảo: Dịch vụ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh
                  Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Trên đây là bài viết về Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Mọi vấn đề thắc mắc Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Mobile:02466.885.821 hoặc 096.987. 7894

Web:Khanhanlaw.com

Email: Info@khanhanlaw.net

Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894