Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là một trong những hồ sơ không thể thiếu cho các cá nhân tổ chức khi muốn hoàn thiện hồ sơ pháp lý liên quan đến thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên nhiều cá nhân, doanh nghiệp gặp phải nhiều vấn đề khó khăn trong việc xin CFS. Để hiểu rõ hơn vấn đề này Khánh An xin giới thiệu cho Quý khách hàng những quy định của pháp luật về giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS để hoàn thiện thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu.
1. Cơ sở pháp lý
-
Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 25 tháng 01
năm 2011 quy định về quản lý mỹ phẩm;
- Quyết
định 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 02 năm 2010 về Quy định
giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
2. Nội dung tư vấn
1. Định nghĩa về giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
Theo căn cứ quy định tại Điều 4 Khoản 1 ,Quyết định
10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 02 năm 2010 về Quy định giấy
chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, giấy
chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) được hiểu là giấy chứng
nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân
xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng
hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
CFS bao gồm cả các giấy chứng nhận mang tính đặc thù
hoặc mang đầy đủ nội dung của CFS và các loại giấy chứng nhận có nội dung tương
tự.
2.
Cơ quan quản lý cấp CFS
Theo quy định tại Điều 3, Quyết
định 10/2010/QĐ-TTg cơ quan có thẩm quyền cấp thuộc Phụ Lục I thẩm quyền quản
lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu và cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.
Như vậy tùy từng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu thẩm quyền cấp sẽ thuộc các Bộ
ngành khác nhau.
Trong trường hợp cấp CFS
liên quan đến thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu cơ quan có thẩm quyền cấp là Bộ
Y tế.
3. Hình thức
- CFS
phải được làm trên giấy màu trắng, khổ A4, viết bằng tiếng Anh và bao gồm những
thông tin tối thiểu sau:
- Tên
cơ quan cấp CFS;
- Số
tham chiếu của CFS;
- Ngày
cấp của CFS;
- Tên
sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS;
- Loại
hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS;
- Tên
và địa chỉ của nhà sản xuất;
- Trên
CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và bán tự do tại thị trường
của nước sản xuất;
- Họ
tên, chữ ký, chức danh của người cấp CFS và con dấu của cơ quan cấp CFS.
Lưu ý: Những thông tin đặc
thù khác của từng cơ quan cấp CFS có thể được đưa thêm vào trong CFS tùy theo
yêu cầu quản lý.
4. Giá trị hiệu lực
Trong vòng hai (02) năm kể từ
ngày cấp. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì trong vòng 24 tháng kể từ ngày
cấp.
5. Hồ sơ đề nghị cấp CFS
- Đơn đề nghị cấp CFS (Phụ lục IV) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
- Bản sao có chứng thực của bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa).
- Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS
Trên đây là bài viết của chúng
tôi về "Quy định của pháp luật hiện hành về giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS”
Quý khách hàng có thắc mắc
hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ, Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi Hãy liên hệ
ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN
MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466 885
821 hoặc 096 987 7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net.
UY TÍN- CHẤT LƯỢNG- HIỆU QUẢ CAO là những giá
trị chúng tôi mang tới cho các Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những
phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm
nay.