Câu hỏi:
Tôi hiện tại đang là chủ hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Do muốn mở rộng quy mô kinh doanh, tôi muốn góp vốn với bạn để thành lập doanh nghiệp. Vậy tôi làm những gì để chuyển đổi hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp. Tôi được hỗ trợ gì không? Tôi xin cảm ơn.
Người gửi: Thúy An ( Hải Dương)
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của Khánh An. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
– Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
2. Chuyển đổi hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp
Hộ kinh doanh chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp miễn phí theo quy định tại NĐ 39/2018/NĐ-CP.
a) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;
b) Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
c) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
d) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
đ) Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tuy nhiên do thủ tục cấp phép giữa hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp khác nhau, cụ thể hộ kinh doanh được UBND Quận/ huyện cấp phép, doanh nghiệp được Sở KH&ĐT cấp Tỉnh cấp phép. Vì vậy khi hộ kinh doanh muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp phải làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh, sau đó làm các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh thành lập doanh nghiệp nộp lên Sở KH&ĐT cấp tỉnh.
Bước 1: Thủ tục giải thể hộ kinh doanh
a, Hồ sơ giải thể hộ kinh doanh cá thể:
Hồ sơ xin giải thể hộ kinh doanh gồm các loại giấy tờ sau:
– Bản thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh (theo mẫu quy định định tại Phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
– Xác nhận thanh toán đầy đủ các khoản nợ (gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện) của Chi cục Thuế
– Sau khi kiểm tra đầy đủ tính hợp pháp của hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, đồng thời thông báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật => hộ kinh doanh chính thức chấm dứt hoạt động.
b, Trình tự xin giải thể hộ kinh doanh:
– Chủ hộ kinh doanh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện
– Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và chuyển phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện kiểm tra, ký giấy chứng nhận.
– Chủ hộ kinh doanh nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp mới:
Sau khi thực hiện xong thủ tục giải thể doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh tiến hành chọn loại hình doanh nghiệp và tiến hành thủ tục đăng ký thành lập mới tại Sở kế hoạch và đầu tư thuộc Tỉnh, Thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở.
Tùy thuộc vào loại hình mà doanh nghiệp muốn thành lập mà hồ sơ thủ tục sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo các quy định pháp luật về từng loại hình doanh nghiệp để tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp hiệu quả.
Tuy nhiên cần lưu ý thêm, ngành nghề kinh doanh chính của bạn là kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh mã ngành này bạn cần đáp ứng thêm các điều kiện của ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể là kinh doanh thức ăn chăn nuôi được quy định tại Luật An toàn vệ sinh thực phẩm như sau: