Trang chủ / Doanh nghiệp / Doanh nghiệp mới / Thành lập Công ty Hợp danh

Bồi thường thiệt hại trong Công ty hợp danh

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:31.

Câu hỏi: 

Tôi và Anh N thành lập Công ty Hợp danh. Vừa rồi Anh N có đi ký hợp đồng tư vấn cho một doanh nghiệp xuất khẩu B. Khi về thì anh N bị bệnh và không thể tiếp tục hợp đồng. Nên công ty B không thể nhập được lô hàng ban đầu. Công ty đó yêu cầu chúng tôi bồi thường. Vậy chúng tôi có phải bồi thường thiệt hại hay không ?

Người gửi: Quang Thái ( Hưng Yên )

Nội dung tư vấn

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Công ty Khánh An. Với câu hỏi của Bạn, Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn của mình cho Bạn như sau:

1.Căn cứ pháp lý

– Luật Doanh nghiệp năm 2014;

– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

2.Giải đáp thắc mắc

Trước tiên bạn cần xác định giá trị của Hợp đồng tư vấn mà anh A đã ký là bao nhiêu. Từ đây chúng tôi đưa ra cho bạn 2 trường hợp giải quyết.

a. Giá trị tài sản trong hợp đồng lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2014:

Điều 177: Hội đồng thành viên

3. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:

a) Phương hướng phát triển công ty;

b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

c) Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;

d) Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

đ) Quyết định dự án đầu tư;

e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

h) Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận, được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

i) Quyết định giải thể công ty.”

Việc Anh N biết giá trị của hợp đồng lớn hơn 50% vốn điều lệ của Công ty mà vẫn ký, thì hợp đồng này đương nhiên vô hiệu. Do việc thông qua ký một hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi được Hội đồng thành viên chấp nhận hoặc ba phần tư tổng số thành viên hợp danh đồng ý. Mà trường hợp này hiển nhiên chưa có sự đồng ý của bạn mà anh N tự động ký kết hợp đồng với khách hàng.

Hợp đồng vô hiệu, Công ty của bạn không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Công ty B khi thiệt hại xảy ra.

b. Giá trị tài sản trong hợp đồng nhỏ hơn 50% vốn điều lệ của công ty

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 176 Luật Doanh nghiệp năm 2014:

” Điều 176. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:

a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

b) Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

[…….] "

Vì giá trị hợp đồng nhỏ hơn 50% vốn điều lệ của Công ty, nên việc ký kết hợp đồng không cần có sự đồng ý hoàn toàn từ Hội đồng thành viên hay ba phần tư số thành viên hợp danh chấp thuận. Hợp đồng tư vấn anh N ký với Công ty B là hợp pháp và có hiệu lực.

Khi vi phạm xảy ra, Công ty của bạn phải bồi thường cho Công ty B

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 176 Luật Doanh nghiệp năm 2014:

” Điều 176. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

2. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:

d) Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trongtrường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;

đ) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty; […..] "

Từ đó, tài sản được dùng để bồi thường cho Công ty B được thực hiện như sau:

– Nếu tài sản của Công ty đủ để trả bồi thường: Lấy toàn bộ tài sản để trả hết

– Nếu tài sản của Công ty không đủ để trả bồi thường: Anh N sẽ là người góp tài sản của mình để bồi thường, nếu tài sản của anh N cũng không đủ để chi trả, tiếp tục bạn sẽ là người góp tài sản của mình để chi trả bồi thường.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của Bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Khánh An để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net

Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất



Bài viết trước đó
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894