Đã có không ít trường hợp doanh nghiệp sau một thời
gian hoạt động phải rút lui khỏi thị trường vì những lí do khách quan hay chủ
quan nhất định. Pháp luật hiện hành quy định doanh nghiệp có thể chấm dứt sự tồn
tại của mình dưới nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là hình thức giải thể. Vậy
giải thể doanh nghiệp là gì? Các trường hợp giải thể doanh nghiệp? Hãy cùng Khánh
An tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giải thể doanh nghiệp là quá trình
chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng
thanh toán hoặc đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp có
những đặc điểm pháp lí như sau:
Một là, giải thể doanh
nghiệp là một thủ tục mang tính hành chính. Để chấm dứt sự tồn tại, doanh nghiệp
phải tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, được tiến hành bởi
các cơ quan hành chính như: Chấm dứt hiệu lực của mã số thuế, nộp hồ sơ giải thể,
các nghĩa vụ về thuế và tài chính…
Hai là, lí do giải thể
doanh nghiệp có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc. Lí do giải thể doanh nghiệp khá
đa dạng, có thể xuất pháp từ ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp (trường hợp tự
nguyện giải thể doanh nghiệp) hoặc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp (trường hợp
bặt buộc phải giải thể).
Ba là, về điều kiện giải
thể: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ,
nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án
hoặc Trọng tài.
Bốn là, về chế tài pháp lý
của chủ thể quyết định việc giải thể doanh nghiệp: Giải thể không đặt ra vấn đề
hạn chế, cấm đảm nhiệm chức vụ điều hành doanh nghiệp hoặc cấm thực hiện một số
hoạt động kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp giải thể vẫn có
thể tiếp tục thực hiện được phép thành lập và quản lý một doanh nghiệp khác sau
khi thực hiện xong những nghĩa vụ tài sản của mình.
Lí do giải thể doanh nghiệp có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc
Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các
trường hợp giải thể doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều
lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
Điều lệ công ty chính là bản cam kết của các thành
viên về việc thành lập và hoạt động của công ty. Nếu các thành viên của công ty
khi có thỏa thuận về thời hạn hoạt động của công ty thì thời hạn này phải được
ghi trong Điều lệ. Khi đã hết thời hạn này mà công ty không có quyết định ra hạn
thời hạn hoạt động thì công ty sẽ tiến hành giải thể.
Thứ hai, theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Xuất phát từ quyền tự do kinh doanh, chủ sở hữu doanh
nghiệp vì lý do nào đó mà không muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh thì họ hoàn
toàn có quyền quyết định việc giải thể doanh nghiệp của mình.
Tùy thuộc vào từng lọai hình doanh nghiệp mà chủ thể
có quyền quyết định việc giải thể doanh nghiệp là khác nhau. Cụ thể, trong trường
hợp này doanh nghiệp sẽ giải thể theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội
đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại
hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
Thứ ba, giải thể khi công ty không còn đủ số lượng
thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 06 tháng liến tục
mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Nếu như ở hai trường hợp trên là tự nguyện giải thể
thì trái lại, trường hợp giải thể này là bắt buộc bởi một trong những nguyên điều
kiện pháp lý bắt buộc để tồn tại công ty là phải có đủ số lượng thành viên tối thiểu.
Đối với mỗi loại hình công ty, pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu
là khác nhau: Công ty TNHH 2 thành viên trở nên là phải có tối thiểu từ 02 thành
viên, Công ty cổ phần là 03 cổ đông, Công ty hợp danh là 02 thành viên hợp
danh.
Thứ tư, giải thể doanh nghiệp khi khi bị thu hồi Giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp là sự chứng nhận
cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi
giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp nghĩa là nhà nước sẽ rút lại sự công nhận
tư cách của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể.
Theo khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh
nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau
đây:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là
giả mạo;
- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh
nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà
không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm
c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn
06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị
của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Khánh An vừa cùng bạn đọc tìm hiểu những vấn đề pháp
lý cơ bản xoay quanh việc giải thể doanh nghiệp. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp
những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Hiểu biết pháp luật ngày nay không chỉ cần thiết đối với
các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn quan trọng với tất cả mọi người. Bạn đọc
đừng quên theo dõi Khánh An mỗi ngày để nâng cao kiến thức pháp lý và chủ động
bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Nếu có bất cứ vướng mắc nào, đừng ngại liên
hệ với Khánh An để được tư vấn trực tiếp.
CÔNG TY TNHH
TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Số 227 Hoàng Thừa Vũ, Khương Trung, Thanh
Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net
Website: https://khanhanlaw.com/