Vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành một trong những điểm nóng đáng quan tâm của xã hội và tác động lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì mức phạt tối đa với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của cá nhân là 100 triệu đồng và tổ chức là 200 triệu đồng.
Nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro pháp lý có thể xảy ra đối với các Quý khách hàng, Công ty tư vấn Khánh An cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc xin cấp giấy chứng nhận VSATTP là yêu cầu cần thiết đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống
Cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Khánh An – địa chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ xin giấy chứng nhận VSATTP uy tín
Thời gian hoàn thành thủ tục từ25 – 30 ngày làm việc.
Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếpcho chúng tôi theo hotline 02466.885.821 hoặc 096.987.7894 để được báo giá chi tiết và tư vấn cụ thể.
Câu hỏi 1: Sở/ Bộ Công thương cấp giấy phép VSATTP cho những lĩnh vực nào?
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An trả lời:
Về thẩm quyền cấpGiấy chứng nhận VSATTP, Bộ Công Thương giao Vụ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, cụ thể đối với các cơ sở đăng ký kinh doanh các mặt hàng sau:
1. Nước giải khát: Công suất thiết kế từ 20.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên.
2. Bia: Công suất thiết kế từ 50.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên.
3. Rượu: Công suất thiết kế từ 3.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên.
4. Sữa đã qua chế biến: Công suất thiết kế 20.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên.
5. Bánh kẹo: Công suất thiết kế từ 20.000.000 tấn sản phẩm/ năm trở lên.
6. Dầu thực vật: Công suất thiết kế từ 50.000.000 tấn sản phẩm/ năm trở lên.
7. Bột và tinh bột: Công suất thiết kế từ 100.000 tấn sản phẩm/ năm trở lên.
8. Bao bì chứa đựng các sản phẩm trên.
Đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/ thành phố phụ trách có công suất thiết kế thấp hơn các mức nêu trên thì sẽ do Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận VSATTP.
Đồng thời, Sở Công Thương cũng cấp Giấy phép an toàn thực phẩm đối với các cơ sở đăng ký kinh doanh các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/ thành phố phụ trách.
Câu hỏi 2:Cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ có cần xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm không?
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An trả lời: Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
· Cơ sở sản xuất, sơ chế nhỏ lẻ.
· Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có trụ sở cố định.
· Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.
· Sản xuất, kinh doanh bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm.
· Nhà hàng ăn uống trong khách sạn.
· Bếp ăn tập trung phục vụ nhiều người và không nằm trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.
· Cơ sở chế biến và kinh doanh thức ăn nhanh, thức ăn đường phố.
Như vậy, nếu cửa hàng tạp hóa chỉ kinh doanh các loại hàng hóa đã đóng gói sẵn thì không cần xin Giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm, nhưng nếu có kinh doanh thực phẩm tươi sống thì bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Câu hỏi 3:Các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến phải đáp ứng các điều kiện nào về VSATTP?
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An trả lời: Các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện mới được cấp Giấy chứng nhận VSATTP. Các điều kiện được quy định tại Điều 28, 29, 30 của Luật An toàn thực phẩm như sau:
1. Đối với nơi chế biến, kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện:
a) Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
c) Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
d) Cống rãnh khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
đ) Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
e) Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
g) Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
2. Đối với dụng cụ, trang thiết bị cần đáp ứng các điều kiện:
a) Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống, thực phẩm chín.
b) Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
c) Dụng cụ ăn uống phải làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
3. Đối với người chế biến, kinh doanh cần phải: Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bài viết vừa chia sẻ đến Quý khách những nội dung hữu ích về điều kiện đăng ký kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật. Mọi thông tin liên quan đến thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Tư Vấn Khánh An theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ:Số 85, phố Vương Thừa Vũ, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 02466.885.821hoặc096.987.7894.
Email:info@khanhanlaw.net