Trước
năm 2022, trang thiết bị y tế nhóm C,D không bắt buộc phải đăng ký lưu hành mà
có thể xin giấy phép nhập khẩu hoặc công khai phân loại đối với trang thiết bị
y tế không thuộc danh mục phải phê duyệt cấp phép nhập khẩu. Từ 01/01/2022 nghị
định 98/2021/NĐ-CP có hiệu lực, đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C,D phải
đăng ký lưu hành. Tuy tại điều khoản chuyển tiếp một số trang thiết bị y tế được
phép tiếp tục nhập khẩu đến 31/12/2022, nhưng do tính chất đặc thù của trang
thiết bị y tế, một số cơ quan hải quan vẫn yêu cầu buộc phải có số lưu hành
trang thiết bị y tế để thông quan hàng hóa. Cùng Khánh An tìm hiểu dịch vụ đăng
ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C,D trong bài viết sau:
- Nghị
định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế;
-
Thông tư 39/2016/TT-BYT về phân loại trang thiết bị y tế;
Căn cứ
vào mục đích sử dụng hoặc chỉ định sử dụng của sản phẩm, trang thiết bị y tế
nhóm C,D có thể được phân loại mức độ rủi ro dựa trên một số tiêu chí như sau:
a) Loại
trang thiết bị y tế: (1) thiết bị y tế không phải trang thiết bị y tế chẩn đoán
in vitro, (2) thiết bị y tế là trang thiết
bị y tế chẩn đoán in vitro;
b) Mức
độ xâm nhập trong quá trình sử dụng: (1) trang thiết bị y tế xâm nhập, (2)
trang thiết bị y tế không xâm nhập;
c) Công
dụng: (1) trang thiết bị y tế điều trị chủ động; (2) trang thiết bị y tế chủ động
dùng để chẩn đoán; (3) thiết bị y tế chủ động có chức năng cung cấp, loại bỏ
thuốc, dịch cơ thể và các chất khác vào cơ thể hoặc đưa từ cơ thể ra ngoài;
d) Một
số tiêu chí khác như: (1) trang thiết bị y tế kết hợp dược chất; (2) thiết bị y
tế có nguồn gốc từ động vật, vi khuẩn; (3) trang thiết bị y tế khử khuẩn, tiệt
khuẩn; (4) trang thiết bị y tế dùng để tránh thai hay phòng chống các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục …
Căn cứ
vào nguồn gốc xuất xứ, độ phổ biến và uy tín của trang thiết bị y tế, trang quá
trình đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C,D, Bộ Y Tế Việt Nam ưu tiên
cho các trang thiết bị y tế sau:
Trường
hợp 1: Ưu tiên cấp đăng ký lưu hành trang thiết bị y
tế nhóm C,D nhanh cho các trang thiết bị y tế đạt điều kiện sau:
a) Đã
được một trong các tổ chức hoặc nước sau cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do
(Certificate of Free Sale) hoặc giấy chứng nhận lưu hành (Market Authorization)
(sau đây viết tắt là giấy lưu hành): Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
(FDA) - Mỹ; Cục Quản lý hàng hóa trị liệu (TGA) - Úc; Cơ quan quản lý y tế
Canada (Health Canada); Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) hoặc Cơ
quan Dược phẩm và Thiết bị y tế (PMDA) - Nhật Bản, các nước thành viên EU, Anh,
Thụy Sỹ; Cục Quản lý sản phẩm y tế quốc gia cấp trung ương (National Medical
Products Administration - NMPA) - Trung Quốc; Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm
(Ministry of Food & Drug Safety - MFDS) - Hàn Quốc hoặc thuộc danh sách các
tổ chức cấp giấy lưu hành được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận (sau
đây viết tắt là nước tham chiếu);
b) Đã
được cấp Giấy phép nhập khẩu hoặc số lưu hành hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu
hành theo hình thức thương mại tại Việt Nam, trừ các trường hợp đã bị thu hồi
trước ngày Nghị định 98/2021/NĐ-CP có hiệu lực;
Trường
hợp 2: Ưu tiên cấp đăng ký lưu hành trang thiết bị y
tế nhóm C,D cấp bách:
Trang
thiết bị y tế nhóm C,D là trang thiết bị y tế phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh,
khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa trong trường hợp cấp bách thuộc Danh mục
do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã
được một trong các nước tham chiếu cho phép lưu hành hoặc sử dụng khẩn cấp;
b) Thuộc
danh mục sản phẩm được sử dụng khẩn cấp do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố;
c) Thuộc
danh mục các sản phẩm phổ biến do Ủy ban an ninh y tế của Châu Âu (Health
Security Committee - EUHSC) công bố;
d) Đã
được cấp số lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu theo hình thức thương mại tại
Việt Nam, trừ các trường hợp đã bị thu hồi trước ngày Nghị định 98/2021/NĐ-CP
có hiệu lực;
đ) Được
sản xuất trong nước theo hình thức chuyển giao công nghệ đối với trang thiết bị
y tế thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c hoặc d;
e) Được
sản xuất trong nước theo hình thức gia công đối với trang thiết bị y tế thuộc một
trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c hoặc d.
a) Giấy
chứng nhận đăng ký lưu hành tự do ( CFS – Certificate Of Free Sale)
b) Giấy
chứng nhận hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 13485:2016
c) Hướng
dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế nhóm C,D;
d)
Nhãn của trang thiết bị y tế nhóm C,D
e) Các
tài liệu kỹ thuật khác tương ứng với từng chủng loại trang thiết bị y tế nhóm
C,D sau khi Khánh An đánh giá chi tiết.
Khánh
An với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp
kinh doanh trang thiết bị y tế lớn nhỏ trong việc đăng ký lưu hành trang thiết
bị y tế nhóm C,D khác nhau, tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành trang
thiết bị y tế nhóm C,D như sau
a)
Đánh giá hồ sơ pháp lý đảm bảo hồ sơ đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
Việt Nam, đưa ra các phương án khắc phục/thay thế/sửa đổi (nếu có);
b) Rà
soát hồ sơ kỹ thuật của trang thiết bị y tế nhóm C,D để khách hàng yêu cầu nhà
sản xuất cung cấp hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu
thẩm định hồ sơ của Bộ Y Tế
c)
Đánh giá và rà soát trên các danh sách ưu tiên mới nhất về mức độ ưu tiên của trang
thiết bị y tế nhóm C,D khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
d) Soạn
hồ sơ, nộp hồ sơ và ban giao kết quả nhanh nhất đến Quý khách hàng.
Kê
khai giá trang thiết bị y tế giá rẻ theo quy định mới nhất năm 2023
Quy định mới nhất năm 2022 về nhập khẩu test covid
Thủ tục nhập khẩu hóa chất sử dụng trong lĩnh vực y tế năm 2023
Thủ tục
nhập khẩu hóa chất khử khuẩn trang thiết bị y tế năm 2023
----
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Văn phòng: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net
Website: https://khanhanlaw.com/