Cho phép hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.

Thứ Ba, 31/05/2022 | 18:10 GMT+7.
Lượt xem: 1309

 

Cho phép hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.

Đối với tổ chức có sử dụng, kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc muốn hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải được sự cho phép của Sở Y tế. Vậy hồ sơ, thủ tục để thực hiện nội dung đó là gì. Hãy cùng Khánh An tìm hiểu sau đây:

1. Căn cứ pháp lý


-       Thông tư 20/2017/TT-BYT - Quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt     

-       Nghị định 155/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế

-       Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016.

-       Nghị định 54/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược

2. Thành phần hồ sơ


Văn bản đề nghị hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, trong đó ghi rõ:

- Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc

- Nồng độ, hàm lượng.

- Số lượng

- Lý do xin hủy

- Phương pháp hủy

3. Tổ chức tiến hành xin hủy thuốc theo các bước sau:


Bước 1: Tổ chức muốn hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc gửi văn bản đề nghị hủy thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở.

Tổ chức thực hiện gửi hồ sơ Qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở

Bước 2: Khi nhận hồ sơ, Sở Y tế cấp cho cơ sở đề nghị hủy Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 Phụ lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.

Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế có công văn cho phép hủy trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin hủy trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung

Bước 3: Trả kết quả cho đơn vị