GPP là một trong 5 điều kiện tiên quyết để đánh giá nhà thuốc đạt chuẩn: GMP, GLP, GSP, GDP và GPP. Vậy trên thực tế GPP là gì và tiêu chuẩn này đóng vai trò như thế nào đối với quá trình vận hành nhà thuốc? Sau đây Khánh An sẽ tư vấn cho Qúy khách hàng về vấn đề này.
- Luật Dược 2016;
- Nghị định số
54/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật dược;
- Thông tư số
277/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm;
- Thông tư
20/2017/TT-BYT Quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số
54/2017/NĐ-CP;
- Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
GPP là chữ viết tắt
của cụm từ tiếng Anh "Good Pharmacy Practices”, được dịch sang tiếng Việt là
"Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”.
Tại Phụ lục I - Ia ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về tiêu chuẩn GPP đối với nhà thuốc như sau:
- Người phụ trách chuyên môn có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược, phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.
- Nhà thuốc có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.
- Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc, pha chế thuốc phải có bằng cấp chuyên môn và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao, trong đó:
- Xây dựng và thiết kế:
- Diện tích: phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ.
- Phải bố trí thêm khu vực cho những hoạt động khác như:
- Trường hợp kinh doanh
thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng,
không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc; phải có biển
hiệu khu vực ghi rõ "Sản phẩm này không phải là thuốc”.
- Trường hợp nhà thuốc có bố trí phòng pha chế theo đơn hoặc phòng ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc:
- Phải có hóa chất, các
dụng cụ phục vụ cho pha chế, có thiết bị để tiệt trùng dụng cụ (tủ sấy, nồi
hấp), bàn pha chế phải dễ vệ sinh, lau rửa.
- Có đủ thiết bị để bảo
quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô
nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
Các cơ sở đã được cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn hiệu lực hoặc có Giấy GPP còn
hiệu lực, chậm nhất đến 01/01/2019 phải trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự
ghi.
- Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%:
- Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc, bao gồm:
- Ghi nhãn thuốc:
- Có tài liệu hoặc có
phương tiện tra cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cập nhật, các quy chế
dược hiện hành, các thông báo có liên quan của cơ quan quản lý dược để người
bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
- Phải có sổ sách hoặc máy tính để quản lý việc nhập, xuất, tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng, nguồn gốc của thuốc và các thông tin khác có liên quan, bao gồm:
- Đến 01/01/2019, nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra; Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu.
- Hồ sơ hoặc sổ sách
phải được lưu trữ ít nhất 1 năm kể từ khi hết hạn dùng của thuốc. Hồ sơ hoặc sổ
sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân có đơn thuốc hoặc các trường
hợp đặc biệt (bệnh nhân mạn tính, bệnh nhân cần theo dõi....) đặt tại nơi bảo
đảm để có thể tra cứu kịp thời khi cần;
- Trường hợp cơ sở có kinh doanh thuốc phải quản lý đặc biệt, phải thực hiện các quy định tại Điều 43 Nghị định 54/2017/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan.
- Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có các quy trình sau:
Trên đây là bài
viết GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP nhà thuốc năm 2023. Mọi vấn đề thắc mắc Quý
khách hàng xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi
để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
KHÁNH AN
Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobile:02466.885.821 hoặc 096.987. 7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net